Có một định kiến phổ biến cho rằng “phe Trump” tạo ra tin giả, chia sẻ tin giả, tin vào tin giả nhiều hơn so với “phe chống Trump”. Sự thật có đúng như vậy không?

Có hai vấn đề ở đây, một là phải định nghĩa rõ thế nào là “tin giả”. Hai là đã nói “nhiều hơn” tức là so sánh về số lượng, thì phải có nghiên cứu đáng tin. Chứ nếu nhận xét chủ quan thì thật sự là hầu hết chúng ta đều chỉ nhìn thấy cái chúng ta muốn thấy mà thôi.

TIN GIẢ LÀ GÌ?

Định nghĩa “tin giả” coi vậy mà không dễ. Nhiều người có vẻ hài lòng với một định nghĩa kiểu như “fact checkers nói đó là tin giả thì đó là tin giả”, “báo có uy tín đã nói thì đương nhiên không phải tin giả”. Nếu bạn thuộc loại hồn nhiên như cô tiên thế thì xin chúc mừng, bạn ko phải là independent thinker, cho nên cuộc đời bạn thật nhẹ nhõm, nghĩ gì, nói gì, làm gì, đã có người quyết định thay cho bạn.

Còn nếu bạn không thích làm con cừu, thì xin đọc tiếp. Một bài khá đầy đủ toàn diện về việc định nghĩa tin giả của một dự án do OECD chủ xướng năm 2019 [1] nói rằng mọi người dù đứng về phía quan điểm chính trị nào cũng đều cho rằng tin giả là một vấn nạn cho nền dân chủ, nhưng cách mà họ cảm thấy, suy nghĩ, và sử dụng từ này thì lại rất khác nhau. Ý nghĩa của nó cũng thay đổi khá nhiều trong thời gian gần đây, và nó có ý nghĩa khác nhau với những người khác nhau, trong những thời điểm khác nhau. Nhóm dự án vì thế đã làm việc với nhiều bên trong nhiều ngày để bảo đảm rằng định nghĩa của họ bao hàm đầy đủ cách hiểu của những người có quan điểm và định kiến chính trị khác nhau.

Định nghĩa sau cùng được đưa ra là: “Tin giả thường dùng để chỉ những thông tin hay hoạt động báo chí hoặc cố ý hoặc vô ý đánh lừa mọi người và bóp méo thực tế bằng cách đưa ra, lan truyền những tin tức sai lệch, trò lừa bịp, tuyên truyền hoặc xuyên tạc sự thật. Nó có thể được sử dụng như một chiến thuật tuyên truyền hoặc tiếp thị, như một cách để làm mất uy tín (một cách công bằng hoặc không công bằng) đối với các đối thủ chính trị/ tư tưởng; hoặc là một cách để tăng doanh thu thông qua các chỉ số tương tác trực tuyến như nhấp chuột, lượt xem, nhận xét, lượt thích và chia sẻ”.

Những người ở cả Cánh tả và Cánh hữu đều cùng nói rằng thuật ngữ tin giả có thể được sử dụng để làm mất uy tín của bất kỳ ai hoặc bất kỳ điều gì họ không đồng ý hoặc không thích. Ví dụ, nhiều người ở phe Cánh tả nói rằng Tổng thống Trump gọi bất cứ điều gì ông không đồng ý là tin giả, trong khi nhiều người ở phe Cánh hữu cho rằng đó là cách truyền thông của phe Cánh tả làm chệch hướng những lo ngại chính đáng của công chúng đối với sự thiên vị và thiếu uy tín của chính cánh tả.

Bài này đưa ra 4 loại tin giả như sau (Ví dụ là do tôi thêm vào, ai cần biết rõ hơn thì xin hỏi bác Google hay Duckduckgo):

(1) Thông tin sai sự thật: Thông tin hoàn toàn không đúng sự thật, sai sự thật hoặc bịa đặt được trình bày như sự thật. Ví dụ như Biden đang làm việc trong “phim trường” chứ không phải WH thật sự.

(2)Sự thật bị áp dụng sai hoặc bị xuyên tạc: Thông tin hoặc dữ liệu đúng sự thật bị xuyên tạc, sử dụng sai hoặc áp dụng sai để vẽ nên một bức tranh sai lệch về thực tế. Ví dụ như số tiền đóng thuế 750 USD của Trump.

(3)Thiếu thông tin: Thông tin hoặc dữ liệu đúng sự thật nhưng bị trình bày sai, hoặc thông tin hoặc dữ liệu có liên quan khác phản bác lại tường thuật của nó sẽ bị bỏ qua. Ví dụ như cái chết của G.Floyd, mới đây đã được chứng minh là do ma túy quá liều [3] trong khi vào thời gian xảy ra câu chuyện, hầu như tất cả các báo cánh tả đều bỏ qua những thông tin liên quan, để nhấn mạnh “bạo lực cảnh sát” và “kỳ thị chủng tộc” và những tin tức như thế đã gây ra những hậu quả gì thì ai cũng đã biết.

(4)Lựa chọn sai lầm về những gì nên là coi là tin tức: Những câu chuyện quan trọng bị bỏ qua hoặc bị chôn vùi (khó tìm), hoặc những câu chuyện không quan trọng được coi là tin tức quan trọng. Ví dụ này có hàng hà sa số trong báo Việt, cứ sắp tăng giá xăng, tăng thuế, hay có chuyện “nhạy cảm” nào đó là y như rằng sẽ có clip lộ hàng, phát ngôn ngớ ngẩn của ai đó, v.v.

Bài này cũng nói rằng, giới truyền thông và những người thuộc cả hai phía Cánh hữu và Cánh tả thường sử dụng một định nghĩa rộng hơn về tin tức giả – để mô tả việc đưa tin quá thành kiến, lừa dối hoặc lôi kéo của các phương tiện truyền thông. “Tận dụng điểm thuận lợi của mình, các cơ quan truyền thông lâu đời đang sử dụng sự thiên vị trong việc đưa tin. Họ đã thất bại trong việc thực hiện các nghiên cứu đáng tin và ngày nay đã trở nên thiếu uy tín trong công chúng.

Vì thế, cách mô tả chính thống về khái niệm tin tức giả – như là thông tin hoàn toàn bịa đặt – là một định nghĩa quá hẹp và chúng ta cần làm sáng tỏ loại tin giả tinh vi và nguy hiểm hơn: đó là đưa tin một cách thành kiến, thao túng thông tin hoặc lừa đảo. Nhiều người ở cả Cánh hữu và Cánh tả tin rằng loại tin tức giả này là một cách điều khiển, kiểm soát nhận thức của con người tinh vi hơn, nguy hiểm hơn nhằm đánh lừa và thao túng mọi người, biến con người thành nô lệ về nhận thức. Sự gian dối này đang được chú ý nhiều hơn”.

Mở ngoặc nói thêm: “Kỹ thuật” thực hiện việc đó là kín đáo nhét một thông tin giả chen vào 9-10 thông tin thật, một cách khéo léo, tinh tế, rất “có học”.

AI ĐƯA TIN GIẢ NHIỀU HƠN?

Để “khách quan”, tôi sẽ dẫn ra ba nghiên cứu có kết quả khác nhau, và đều của các cơ quan “có uy tín”, “có thẩm quyền”.

Nghiên cứu thứ nhất đăng trên một tờ được xem là “chính thống”, một cơ quan truyền thông “lâu đời” và “có tên tuổi”, là BBC [2]:

“Kể từ cuộc đua bầu cử tổng thống Hoa Kỳ năm 2016, các trang web fact-check báo cáo rằng tin giả của phe cánh tả nhằm gia tăng chống Trump đã tăng đáng kể.

Trang web fact check có tên Snopes nói với đài BBC Trending rằng trong tuần qua, chẳng hạn, họ đã vạch trần nhiều tin giả chống đảng Cộng hòa hơn những tin giả có lợi cho đảng Cộng hòa.

Một ví dụ là hình ảnh không đẹp, được thao tác kỹ thuật số, cho thấy Tổng thống Mỹ Donald Trump đã bị tiêu chảy trong một chuyến đi chơi gôn gần đây.

Thật khó để thu thập dữ liệu chắc chắn về khuynh hướng chính trị trong các câu chuyện được coi là tin giả, vì vậy bằng chứng cho sự gia tăng ‘tin giả của phe cánh tả” về cơ bản chỉ là giai thoại. Nhưng một nghiên cứu gần đây đã chứng minh một cách hiệu quả rằng định kiến cho rằng tin giả có xu hướng được chia sẻ nhiều hơn bởi những người không có học thức hoặc những người có khuynh hướng chính trị nghiêng về cánh hữu, so với các nhóm khác, là một định kiến sai.

Đó là một nghiên cứu do một công ty quảng cáo qua internet có tên Trade Desk thực hiện như một nhiệm vụ American TV Channel CBS giao cho, để khảo sát xem những người đọc và chia sẻ tin giả là những ai. Họ đưa ra hai thông tin giả, một từ cánh tả và một từ cánh hữu. Dùng một phần mềm chuyên nghiệp, các nhà nghiên cứu theo dõi cách xử sự trên mạng của những người đã đọc các tin đó để hình dung quan điểm chính trị của họ. Kết quả là, về phía những người cánh tả, nếu bạn tiếp nhận/tiêu thụ/chia sẻ tin giả, khả năng là bạn đã tốt nghiệp ĐH cao hơn 34 lần so với dân chúng nói chung. Nếu bạn thuộc cánh hữu, bạn có khả năng nằm trong top 20% những người có thu nhập cao nhất, và khả năng này cao hơn 18 lần so với người dân bình thường nói chung.

Jeff Green, CEO của Trade Desk, kết luận rằng, tin giả tác động đến cả người có học lẫn không có học, cánh tả lẫn cánh hữu. Định kiến cho rằng chỉ những người cánh hữu hoặc ít học mới tiêu thụ tin giả là sai 100%. “

Nghiên cứu thứ hai đưa ra vào tháng 6.2020, do University of Colorado thực hiện [4] với sự hợp tác của Facebook và Twitter, [mức độ khách quan đến đâu thì có trời biết, đất biết, các tác giả biết, và người trả tiền biết :-)] kết luận rằng, những người cực đoan cánh hữu chiếm 26% tin giả được share trên FB và 32% trên Twitter. Những người cực đoan cánh tả chiếm các tỉ lệ tương ứng là 17,5% và 16,4%.

Nghiên cứu này cũng nêu ra lý do, là vai trò “gác cửa” của các công ty truyền thông uy tín như nó đã từng có cách đây vài thập kỷ, hầu như nay đã không còn, và chính sự không tin vào các cơ quan truyền thông đó là mảnh đất làm nảy sinh các loại tin giả. [Mở ngoặc nói thầm: Nhưng trong thực tế thì nhiều người vẫn tin lắm. Báo ngoại cơ mà. Viết bằng tiếng Anh cơ mà, sao sai được, phỏng ạ bác Nam Le?].

Còn nghiên cứu thứ ba [5] thì nói rằng cả hai phía cánh tả và cánh hữu đều có khả năng ngang nhau trong việc sản xuất/phát tán/tiêu thụ tin giả. Nghiên cứu này thú vị ở chỗ nó chỉ ra rằng yếu tố quan trọng trong việc tiêu thụ tin giả không hẳn là khác biệt trong quan điểm chính trị mà còn là phong cách tư duy.

“Một số người có xu hướng suy nghĩ bằng cái đầu của mình (thiên về lý trí) và có động lực để tìm kiếm và xử lý thông tin, trong khi những người khác có xu hướng suy nghĩ bằng cả gan ruột, thúc đẩy hành động bằng bản năng và trực giác của họ (thiên về trực giác). Bạn nghĩ những người cho rằng họ siêu lý trí và logic sẽ ít có khả năng trở thành con mồi của tin giả? Chà, kết quả sẽ khiến bạn ngạc nhiên đấy!.

Các nhà nghiên cứu đã đo lường sự khác biệt của từng cá nhân trong phong cách suy nghĩ và phát hiện ra rằng bất kể đảng phái chính trị của họ là gì, khi các cá nhân có nhu cầu nhận thức cao nghe những tin giả phù hợp với hệ tư tưởng của họ, họ thậm chí còn có nhiều khả năng đánh giá câu chuyện đó là hợp pháp, và khi họ phải đối mặt với những tin giả không phù hợp với hệ tư tưởng của họ, họ thậm chí còn ít coi tin tức đó là chính đáng hơn, so với những người khác!”

Đấy, các bác thấy đấy, nghiên cứu có this có that, thích thì chiều, cứ trả tiền thì kết quả nào cũng có cả thôi, chẳng khác gì WHO nghiên cứu về nguồn gốc của virus Vũ Hán.

Cho nên trong ma trận tin giả, cái gì cũng có thể giả, ai cũng có thể bị lừa. Cái hôm nay bị coi là giả vì thiếu chứng cứ, ngày mai xuất hiện chứng cứ lại biến thành thật. Cái hôm nay cứ tưởng là thật, ngày mai lòi ra thêm một nửa sự thật còn lại, mới biết nó là giả.

Có người bảo tôi quá thận trọng, nói một chuyện đúng mười mươi rồi mà còn dùng từ “có lẽ”, chẳng qua là vì tôi cũng không biết hai lần hai có phải là bốn nữa hay không !!!!

Notes:

[1] https://www.oecd-forum.org/…/52249-defining-fake-news…

[2] https://www.bbc.com/news/blogs-trending-39592010

[3]”What was Mr. Floyd’s actual cause of death?” Nelson said. “The evidence will show that Mr. Floyd died of a cardiac arrhythmia that occurred as a result of hypertension, coronary disease, the ingestion of methamphetamine and fentanyl, and the adrenaline flowing through his body – all of which acted to further compromise an already compromised heart.”

Nelson said “there is no political or social cause in this court.” He said Chauvin “did exactly what he had been trained to do over the course of his 19-year career.”

https://www.usatoday.com/…/drug-use…/7055787002/

[4] https://www.colorado.edu/…/who-shares-most-fake-news…

[5]https://blogs.scientificamerican.com/…/liberals-and…/