Tác giả: Roberta Schaefer
Người dịch: Phạm Thị Ly (2020)

Chắc chắn là thế rồi! Nhưng để chứng minh điều này, cần nhớ lại nguồn gốc chính xác của thuật ngữ “phải đạo chính trị”, và hiện tượng mà thuật ngữ này mô tả đã trở thành một đặc điểm nổi bật của đời sống chính trị và học thuật đương đại như thế nào.

Thuật ngữ này xuất hiện lần đầu tiên trong từ vựng của chủ nghĩa Mác – Lênin sau Cách mạng Nga (thực sự là một cuộc đảo chính) năm 1917 để mô tả sự tuân thủ chặt chẽ các chính sách và nguyên tắc của Đảng Cộng sản Xô Viết. Khái niệm “đúng đắn về chính trị” đã được những người cộng sản phát minh ra để ngụy trang sự thật về các sự kiện và chính sách ở Liên Xô dẫn đến các vụ giết người hàng loạt, chết đói hàng triệu người và các trại lao động nô lệ. Tiết lộ những sự thật như vậy được coi là “sai trái về chính trị”, một lằn ranh Đảng vạch ra cho tất cả đảng viên trung thành nhằm thúc đẩy một sự thật được coi là “phải đạo chính trị” về cuộc sống tốt đẹp dưới sự cai trị của một chính phủ toàn trị. (Thêm vào đó, nó còn liên quan tới sự tuân thủ nghiêm ngặt chính sách đối ngoại hiện thời của Liên bang Sô viết: những người cộng sản Mỹ đã kiên định phản đối hành động quân sự chống phát xít Đức trong thời kỳ hiệu lực của hiệp định đình chiến Nga Đức, nhưng sau đó họ đã ủng hộ chiến tranh khi Đức xâm lược nước Nga).

Làm thế nào một thực tiễn trái ngược đến thế với các nguyên tắc tự do ngôn luận và tự do báo chí của Mỹ lại được dung thứ rộng rãi trong xã hội Mỹ, đặc biệt là trong giới hàn lâm, trong nhiều thập kỷ sau đó? Đầu những năm 1990 chúng ta đã chứng kiến ​​sự gia tăng trong các trường đại học về các chương trình và phương pháp giảng dạy bị chính trị hóa, điển hình là nhân danh các sự nghiệp, mục tiêu hay phong trào được giới chính trị cánh tả ủng hộ – đặc biệt là trong các vấn đề liên quan đến chủng tộc, giai cấp và giới tính. Sinh viên ngày càng được dạy nhiều hơn rằng Hoa Kỳ vốn là một xã hội phân biệt chủng tộc; rằng, trái với những tuyên bố trong Tuyên ngôn Độc lập, chế độ chính trị của chúng ta được thiết kế để phục vụ lợi ích của một nhóm thiểu số giàu có với cái giá phải trả của các công dân khác – và về mặt xã hội phương Tây nói chung là gia trưởng, trong đó những người đàn ông đàn áp được hưởng lợi với cái giá mà nạn nhân nữ của họ phải trả.

Quan trọng hơn, ngày càng nhiều giảng viên đại học nói rõ với sinh viên của họ rằng bất kỳ biểu hiện bất đồng nào với những quan điểm nói trên sẽ khiến các sinh viên khác trong lớp học phải đau khổ. (Các tài liệu đầu tiên ghi lại tiến trình này là Dinesh D’Souza’s Illiberal Education và Roger Kimball’s Tenured Radicals). Ngay cả khi những tuyên bố của các giáo sư trực tiếp đi ngược lại với những sự thật đã biết (chẳng hạn như sự giải phóng nô lệ được biết đến nhiều nhất trong lịch sử thế giới đã xảy ra ở Mỹ trong thời kỳ lập quốc, nền kinh tế tự do của Mỹ đã mang đến những cơ hội tuyệt vời trong lịch sử cho hàng trăm triệu người nhập cư và con cháu họ – cũng như, trong thế kỷ qua, người Mỹ gốc Phi đã có một địa vị kinh tế và xã hội, cùng với ảnh hưởng chính trị cao hơn nhiều, và phụ nữ ở thế giới phương Tây được hưởng các quyền tự do lớn hơn nhiều so với chị em của họ trong các xã hội kém phát triển), thì những tuyên bố ngược với sự thật đó cũng được làm rõ mục đích của nó: nói ra những sự thật này  là điều không được hoan nghênh, bởi vì e rằng nó sẽ cản trở việc thúc đẩy cái sự nghiệp mà cái nhà “giải phóng” ưa thích.  

Ngày nay, triều đại của thái độ “phải đạo chính trị” đã vượt ra ngoài giới hàn lâm, đi vào lãnh địa của ngôn ngữ thông thường – dưới danh nghĩa là không được xúc phạm một nhóm người cụ thể nào đó. Do đó, một người mù nên được gọi là “khiếm thị” (hoặc, tốt hơn, “có khả năng nhìn khác biệt”); người vô gia cư là “người tạm thời không có chỗ ở cố định”; người nhập cư bất hợp pháp nên được gọi là “người nhập cư không có giấy tờ”; một người không nên hỏi một người lạ, anh từ đâu đến bởi vì câu hỏi đó là một hành vi tấn công ngụ ý rằng anh ta không “thuộc về” nơi đây. Trong khi đó, trở lại tháp ngà đại học, các giáo sư được hướng dẫn để thêm cảnh báo kích hoạt của Google vào giáo trình của họ, cảnh báo các sinh viên rằng các bài đọc có thể bao gồm các tài liệu (ví dụ như Huckleberry Finn) có thể khiến họ đau khổ; các trường luật có thể tránh các khóa học giảng dạy liên quan đến hiếp dâm, vì lý do tương tự. Số vụ vi phạm tiếp tục gia tăng, ăn theo sự thành công của kiểm duyệt “phải đạo chính trị”. Những người “thức tỉnh” tiếp tục bổ sung thêm nhiều thứ vào danh sách những điều cấm kỵ, hy vọng rằng bằng cách thay đổi ngôn ngữ, người ta có thể thay đổi niềm tin và vượt qua được mọi sự thật bất tiện.

Nhưng sự “phải đạo chính trị” giờ đây đòi hỏi nhiều hơn là chuyển đổi nghĩa của từ. Nó có nghĩa là nghiêm cấm việc chiếm lấy những thứ vốn của một nền văn hóa khác. Đại học Ottawa đã cấm các buổi tập yoga với lý lẽ cho rằng hoạt động này là sự chiếm đoạt của phương Tây đối với văn hóa Ấn Độ-Ấn Độ giáo, và do đó, là một lời nhắc nhở về áp bức thuộc địa. Một người đàn ông da trắng ăn mặc như một người Mỹ bản địa để ăn mừng Lễ Tạ ơn theo kế hoạch tại Trường Goddard đã bị cấm vì lý do tương tự. Lẽ nào La Japonaise, một bức tranh nổi tiếng của họa sĩ ấn tượng người Pháp thế kỷ 19 Auguste Renoir vẽ người vợ tóc vàng mặc kimono đỏ lộng lẫy của Nhật Bản có thể bị xóa khỏi Bảo tàng Mỹ thuật Boston? Với tốc độ này, làm thế nào mọi người từ các nền văn hóa khác nhau có thể giao tiếp và học hỏi lẫn nhau?

 “Phải đạo chính trị” cũng đã trở thành đồng nghĩa với việc không sẵn lòng tham gia thảo luận với những người được đánh giá là có quan điểm trái với những quan điểm “đúng đắn về chính trị”. Tháng 12 vừa qua, các sinh viên trong nhóm Thập tự (vốn là một nhóm thiểu số trong trường), đã chiếm một nửa số ghế trong khán phòng, trong đó nhà báo có sách bán chạy nhất Heather MacDonald đang thuyết trình về cuốn sách gần đây của cô nhan đề “Ảo tưởng về sự đa dạng” (The Diversity Delusion). Chỉ sau mười phút người nghe đã biểu tình bằng cách đứng dậy rời khỏi phòng họp, ngay khi cô vừa mới nhận xét rằng mọi sinh viên ở đây đã may mắn như thế nào khi dành bốn năm để tiếp cận với các cơ sở thư viện rộng lớn và các khóa học được giảng dạy bởi các giáo sư, những người tha thiết muốn giúp họ thành công. Thay vì ở lại để lắng nghe, những người biểu tình đã diễu hành hô khẩu hiệu, trong khi cảnh sát trong khuôn viên trường, không còn nghi ngờ gì là đã hành động theo ý kiến của cấp trên trong bộ máy lãnh đạo Đại học, đã ngăn chặn 80 – 90 sinh viên, những người đã bị đẩy ra ngoài trong việc chiếm lấy những chỗ ngồi còn trống.

Sự không khoan dung như vậy đối với việc thể hiện quan điểm bất đồng đã trực tiếp phản bội lại tuyên bố của đám đông ủng hộ “phải đạo chính trị”, bởi chính họ tuyên bố bảo vệ “sự khoan dung” và “đa dạng”. Theo họ, chỉ duy những diễn giả đồng ý với họ là những người duy nhất nên được hưởng sự khoan dung. Đa dạng có thể áp dụng cho màu da của mọi người, nhưng chắc chắn không thể áp dụng cho việc diễn đạt những quan điểm khác mà người ta có thể lựa chọn –điều mà người ta mong đợi các trường đại học lẽ ra cần phải khích lệ.

Sự“phải đạo chính trị” cực đoan có khả năng phá hủy hoàn toàn văn hóa phương Tây. Tại Triển lãm Paul Gauguin ở Phòng trưng bày Quốc gia Luân Đôn gần đây, những người bảo trợ được thông báo rằng họa sĩ người Pháp này có quan hệ tình dục với các cô gái trẻ trong thời gian ở Polynesia, tận dụng “vị trí đặc quyền người phương Tây” của ông. Một hướng dẫn viên hỏi, “Đã đến lúc chấm dứt xem tranh Gauguin chưa?” Nói cách khác, sự đánh giá cao về nghệ thuật phải được xem qua lăng kính “phải đạo chính trị” về phân biệt chủng tộc, phân biệt giới tính, thiên vị giới tính hoặc cảm giác bị tổn thương. Chúng ta không còn có thể được nhìn thấy, đọc, hoặc nghe một tác phẩm hay tác giả vì vẻ đẹp hoặc sự khéo léo của họ, hoặc để tăng cường sự hiểu biết của chúng ta về tình trạng của con người. Tất cả mọi thứ là chính trị.

Theo bất kỳ tiêu chuẩn nhất quán nào về tính “phải đạo chính trị”, Shakespeare chắc chắn là không “đúng đắn chính trị”. Đối với độc giả và khán giả hời hợt, vở hài kịch “Con Ngựa Bất kham” thúc đẩy định kiến chống lại nữ giới; “Othello” chứa đầy những nhận xét phân biệt chủng tộc; “Người lái buôn thành Venice” cũng chứa những nỗ lực chống Do Thái. (Chỉ có một nghiên cứu rất cận cảnh về những vở kịch này, một thứ mà phần lớn các giáo sư Anh ngữ hiện đại tránh né, mới có thể vượt qua những ấn tượng đó). Ngay cả phần biểu diễn cổ điển của Kate Smith về giai điệu “Thượng đế phù hộ nước Mỹ” cũng bị loại ra khỏi danh sách các bài nhạc dùng trên sân vận động Yankee bởi vì nội dung bài hát ngày nay được coi như có âm điệu phân biệt chủng tộc, dù cô đã hát bài này ở tuổi 24 theo lệnh của công ty thu âm mà cô làm việc. Cũng vậy, những lời nói trong truyện tranh “Bé ơi, nó lạnh bên ngoài đấy!” đã bị thay đổi bởi vì lời bài hát ban đầu có thể ám chỉ việc dụ dỗ quan hệ giới tính. (Trong khi đó, các ca sĩ nhạc rap ăn mừng sự khuất phục tình dục của phụ nữ và sử dụng những từ như từ ho ho và chữ N đáng sợ (N=niggers=đồ da đen mọi rợ”) thì lại được xem như không có vấn đề gì.)

Nếu bài kiểm tra độ tinh khiết về “phải đạo chính trị” tiếp tục vai trò cai trị của nó, thì đã đến lúc đóng cửa các thư viện, bảo tàng, phòng hòa nhạc (Richard Wagner sáng tác những vở opera tuyệt vời nhưng cũng rất nổi tiếng với dòng nhạc Do Thái chống Do Thái trong âm nhạc), và đặc biệt là các trường đại học. Cách duy nhất thoát khỏi tình trạng tiến thoái lưỡng nan của “phải đạo chính trị” là đẩy lùi nó bằng cách chống lại dòng thác này. Và có một số bằng chứng cho thấy nó có thể thực hiện được.

Theo cuộc thăm dò ý kiến ​​đại diện trên toàn quốc năm 2018 gồm 8.000 người do nhóm More In Common thực hiện, thì 80% tin rằng sự “phải đạo chính trị”là rất có vấn đề ở Mỹ. Con số này bao gồm 74 phần trăm những người trong độ tuổi 24-29, 79 phần trăm những người dưới 24 tuổi và 75 phần trăm người Mỹ gốc Phi. Nhóm duy nhất trong số những người được thăm dò bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ cho sự “phải đạo chính trị” là những “nhà hoạt động tiến bộ” – một nhóm được đặc trưng bởi thu nhập cao và trình độ học vấn cao (họ thực sự đã học được cái gì thế nhỉ?) Và chủ yếu là người da trắng. Nhưng đây là những người có vị trí tốt nhất để áp đặt thái độ của họ đối với công chúng thông qua sự thống trị của họ đối với truyền thông và giáo dục (bắt đầu từ tiểu học).

Vâng, sự “phải đạo chính trị”đã đi quá xa. Xin hãy thức tỉnh tôi để sự điều độ, khoan dung và lẽ thường quay trở lại.

Roberta Schaefer
Người sáng lập và cựu chủ tịch Tổ chức nghiên cứu khu vực Worcester.
Nguồn:

https://www.telegram.com/news/20200114/roberta-schaefer-history-of-political-correctness-and-why-its-gone-way-too-far