Tác giả: Kathryn Mohrman, Wanhua Ma, David Baker
Người dịch: Phạm Thị Ly

Tổng quan

 Trong một xã hội đòi hỏi cao về tri thức, trường đại học nghiên cứu là cơ quan trọng yếu đối với việc phát triển kinh tế và xã hội. Từ khi Đại học Berlin được thành lập vào đầu thế kỷ 19 đến nay, nhiều trường đại học Châu Âu và Hoa Kỳ vẫn giữ quan niệm về việc gắn kết giữa khoa học và nghiên cứu với mục tiêu hiện đại hóa của quốc gia. Sự tăng trưởng của giáo dục đại học sau Thế Chiến thứ II đã mở rộng quy mô của các trường đại học hiện hữu trong khi các nước Tây Âu và Bắc Mỹ đang tạo ra những vận dụng mới thích nghi với các mô hình đang có.

Trường đại học nghiên cứu là một cơ quan dành ưu tiên đặc biệt cho việc khám phá những tri thức mới và tạo ra nhiều tiến sĩ mới trong phạm vi nhiều chuyên ngành. Các trường đại học nghiên cứu cũng có đào tạo bậc đại học, đào tạo chuyên môn cho nhiều vị trí công tác, cung cấp dịch vụ cho xã hội, gắn với việc ứng dụng tri thức và chuyển giao công nghệ, nhưng nét đặc trưng của các trường này là hoạt động nghiên cứu, đặc biệt trong lĩnh vực khoa học và kỹ thuật (tuy không loại trừ các lĩnh vực khác). Để đạt được sứ mạng cốt yếu này, các trường đại học nghiên cứu phải cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết cho việc tiến hành những công việc trí tuệ ở mức cao nhất: thư viện, phòng thí nghiệm, kỹ thuật viên, và sự hỗ trợ về mặt quản lý.

Một bộ phận các trường đại học nghiên cứu đang phản ánh một hiện tượng mới, mà nhóm các Học giả Thế kỷ 20 đã xác định là sự hình thành mô hình toàn cầu của các trường đại học nghiên cứu thế kỷ 21 (the Emerging Global Model of the Research University- EGM). Điều cần nhấn mạnh ở đây là bản chất quốc tế của nhóm các trường này. Các trường này được định nghĩa bằng những hoạt động nghiên cứu mạnh hơn nhiều so với mọi kinh nghiệm quá khứ, cũng như bằng khả năng cạnh tranh toàn thế giới đối với sinh viên, giảng viên, cán bộ, và nguồn tài trợ. Những dự án nghiên cứu của họ thường là những vấn đề toàn cầu chứ không chỉ là những tiếp cận ở góc độ quốc gia. Những rào cản truyền thống về việc tiếp cận, về ngôn ngữ, về chính trị đang bị xuyên thủng ngày càng nhiều, và áp lực đòi hỏi những chương trình đào tạo truyền thống phải thích nghi với những phương pháp khoa học mới cũng ngày càng tăng. Những trường đại học hàng đầu này nhìn xa hơn biên giới quốc gia của họ để xác định cho mình một tầm vóc vượt qua phạm vi mọi quốc gia.

Mô hình toàn cầu đang hình thành này cho thấy đầu tư vào nguồn vốn con người là điều tốt cho xã hội và tri thức mới sẽ dẫn đến một thế giới tốt hơn. Trong mô hình này, các quốc gia có thể khai thác tiến trình sản sinh tri thức thông qua đầu tư của nhà nước vào các trường đại học nghiên cứu. Hoạt động nghiên cứu trong các trường theo mô hình này được dự định là có một tác động lớn đối với các ngành khoa học cũng như trong tác động một phạm vi rộng hơn là việc sản xuất hàng hóa toàn cầu. Bởi vậy, giáo dục đại học, nhất là các trường đại học nghiên cứu theo mô hình toàn cầu này trở thành một phần không thể thiếu trong việc quản lý tiến trình kinh tế xã hội của nhà nước mọi quốc gia.

Mô hình này tiếp thu ý niệm của châu Âu về đại học nghiên cứu và làm nổi bật thêm đặc điểm cơ bản của nó khi nhấn mạnh nhân tố quốc tế của thị trường giáo dục đại học hiện nay. Mô hình này có nhiều đặc điểm giúp phân biệt những trường đại học vượt ra khỏi phạm vi một quốc gia và mạnh về nghiên cứu này với những trường đại học nghiên cứu khác. Thực tế có lẽ chỉ có một số ít trường đã phát triển đầy đủ theo mô hình toàn cầu hóa này nhưng đó là những trường dẫn đầu gần như bất cứ danh sách nào về các đại học hàng đầu thế giới.

Sự phổ biến của các bảng xếp hạng đại học quốc tế gần đây càng củng cố mạnh mẽ hơn cho mô hình toàn cầu này. Trong khi một số hệ thống xếp hạng tập trung chú ý các công bố kết quả nghiên cứu trong khoa học và kỹ thuật (nhất là hệ thống xếp hạng của ARWU-Đại học Giao thông Thượng Hải), thì những hệ thống khác lại dựa vào đánh giá của các trường khác về uy tín (tiêu chí chiếm hơn nửa trọng số trong hệ thống xếp hạng của Phụ trương GDĐH báo Times-THES). Việc chọn lọc một số tiết mục trong cả hai hệ thống này sẽ dẫn đến kết quả là danh sách những trường đại học có tính chất quốc tế nhất thế giới. Tuy vậy, bất kể trong hệ thống xếp hạng nào, trên đỉnh cao nhất cũng vẫn là một nhóm nhỏ những trường ấy. Đây là những trường minh họa tốt nhất cho đặc điểm của mô hình toàn cầu đang hình thành dù rằng một hoặc nhiều hơn trong số tám đặc điểm được liệt kê sau đây ít nhiều cũng có ở những mức độ khác nhau trong hàng ngàn trường đại học và cao đẳng trên toàn thế giới.

Tám đặc điểm của mô hình toàn cầu đang hình thành

 Hầu hết các nhà quan sát về hiện tượng này đều đồng ý rằng tám đặc điểm sau đây được coi như định nghĩa của các trường đại học nghiên cứu có mô hình toàn cầu:

  1. Các trường đại học nghiên cứu theo mô hình toàn cầu coi sứ mạng của họ như một cái gì vượt qua biên giới của nhà nước quốc gia, nhằm vào việc giáo dục quan điểm toàn cầu và mở rộng biên giới của tri thức toàn thế giới.
  2. Những trường này đang tăng cường định hướng nghiên cứu, dùng các phương pháp khoa học trong những chuyên ngành ngoài khoa học.
  3. Giảng viên, với tư cách là người sản sinh ra tri thức mới, đang thừa nhận những vai trò mới, thay đổi từ mô hình độc lập truyền thống đến chỗ trở thành thành viên của một nhóm làm việc xuyên ngành, với sự cộng tác quốc tế, với những nghiên cứu hơn bao giờ hết hướng tới việc giải quyết những vấn đề trong thế giới thực.
  4. Sự nghiệp nghiên cứu cực kỳ tốn kém. Các trường này đang vượt qua sự hỗ trợ tài chính của nhà nước và đóng góp của sinh viên nhằm đa dạng hóa nguồn tài chính của mình bằng khoản tài trợ của các tập đoàn doanh nghiệp và các nhà tài trợ cá nhân; bằng việc cạnh tranh những nguồn quỹ cải tiến công nghệ; hoặc tạo ra các hoạt động có thu như là lợi ích phụ của các doanh nghiệp nghiên cứu.
  5. Những quan hệ mới đang được hình thành giữa các trường đại học, chính phủ và các tập đoàn nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế và sáng tạo ra những tri thức mới vì lợi ích xã hội.
  6. Những trường này đang áp dụng chiến lược tuyển người trên toàn thế giới đối với sinh viên, giảng viên và cán bộ quản lý.
  7. Đây là những trường yêu cầu cao hơn về tính phức hợp nội bộ nhằm hướng về nghiên cứu, chẳng hạn các trung tâm nghiên cứu liên ngành, hay hội nhập bộ phận nghiên cứu với những chương trình đào tạo sinh viên. Những trường này cũng yêu cầu cao hơn về cơ sở hạ tầng kỹ thuật dành cho việc nghiên cứu sáng chế.
  8. Những trường này tham gia các tổ chức phi chính phủ quốc tế và các tổ chức đa chính phủ nhằm hỗ trợ cho các công trình nghiên cứu hợp tác xuyên quốc gia, hỗ trợ sự luân chuyển giảng viên và sinh viên cũng như để được công nhận tầm vóc quốc tế.

Về sứ mạng toàn cầu

“Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng gia tăng, Đại học Tokyo mong muốn xây dựng một cách vững chắc vị trí của mình như một trong những trường đại học đứng đầu thế giới và có ảnh hưởng mạnh mẽ nhất (Đại học Tokyo, 2006)

Hai năm quốc tế 2006-2008 của Đại học Sydney là một sáng kiến nhằm đạt đến sự tiến bộ chủ yếu trong việc quốc tế hóa và gắn kết với quốc tế trong tư cách một trường được xếp hạng hàng đầu trên thế giới (Đại học Sydney, 2006).

“Vì một đại học hạng nhất, một sự giao lưu quốc tế trong nghiên cứu, giảng dạy và giao lưu sinh viên tất nhiên là một vấn đề quan trọng” (Đại học Humbolt của Berlin, 2006)

“Khi Đại học Yale bước vào thế kỷ thứ tư, mục đích của chúng tôi là trở thành một trường đại học toàn cầu thực sự, đào tạo các nhà lãnh đạo và mở rộng biên giới của tri thức không chỉ cho nước Mỹ mà là cho cả thế giới” (R.C.Levin 2006).

Những câu trích dẫn trên đây phù hợp với những tuyên ngôn sứ mạng tương tự của các trường đại học ở nhiều nước.

 

Tài liệu tham khảo:

Altbach, P. G. (2007). World class worldwide: Transforming research universities in Asia and Latin America. Batimore: Johns Hopkins University Press.

“The complete List: The top 100 global Universities”, Newsweek International, August 13, 2006, Retrieved on September 25, 2006, from http://www.msnbc.com/id/14321230/site/newsweek/from/ET/print/1/displaymode/1098.

Etzkowitz, H.,& Leydesdorff, L. (1998, September). The endless transition: A “triple helix” of university-industry-government relations. Minerva, pp.203-208.

Geiger, R. (1986). To advance knowledge. New York: Oxford University Press.

Geiger, R. (2004). Knowledge and money: Research universities and the paradox of the marketplace. Stanford, CA: Stanford University Press.

Graham, H. D., & Diamond, N. (1997). The rise of American research universities: Elites and challengers in the postwar era. Baltimore: Johns Hopkins University Press.

Humboldt Univversity at Berlin (2006). Mission statement: Aims and principles. Retrieved on December 7, 2006, from http://zope.huberlin.de/ueberblick-en/leitbild/index-html.

“International relations and pacific Studies”. (n.d.). Publicity flier. San Diego, CA: University of California, San Diago.

Johnstone, D.B. (2002, July). Chinese higher education in the context of the wordwide university change agenda. Speech to the Chinese and Foreign University Presidents Forum. Photocopy provided courtesy of Johnstone.

Knight, J. (2003, fall). Updating the definition of internationalization. International Higher Education, pp. 2-3. Published by the center for International Higher Education, Boston College, Fall 2003 and also available on the center’s website, http://www.bc.edu/cihe/.

Labi, A (2006, June 30). Reform and resistance at Oxford. Chronicle of higher Education. Retrieved on November 25, 2006, from http:// chronicle.com/weekly/v.52/ ỉ/43a02901.hmt.

Levin, H.M., Jeong, D. W., & Ou, D. (2006, March 16). What is a world class university? Paper read at the Comparative and International Education Society, Honolulu, Hawaii.

Levin, R. C. (2006a, August 21-28). The world’s most global universities. Newsweek international. Retrieved on December 7, 2006, from http://www.msnbc.msn.com/id/14320413/site/newsweek. print/1/displaymode/1098/.

levin, R.C. (2006b). Yale and the world. [Public relations document.] Retreved on December 7, 2006 from http://world.yale.edu.

Marginson, S. (2006, July). Dynamics of national and global competition in higher education. Higher Education, 52 (1), 1-39.

Meyer, J., &Scott, R. (1994). Institutional environments and organizations: structural complexity and individualism. Thousand Oaks, CA: Sage Publications.

Pau, B. (2003). From Knowledge diffusion processes. In G. Breton & M. Lambert (Eds), Universities and globalization: Private linkages, public trust (pp. 119-125). Paris: UNESCO.

Powell, W., & DiMaggio, P (1991). The new institutionalism in organizational analysis. Chicago: University of Chicago Press.

Schofer, E., & Meyer, J. (2006, December). The worldwide expansion of higher education in the twentieth century. American Sociological Review, 70 (6), 898-920.

Shanghai Jiaotong University, Institute of Higher Education. (2006) Academic ranking of world universities, 2006. retrieved on December 11, 2006, from http://ed.sjtu.edu.cn/2006/ARWU 2006-Top 100.htm.

University of Sydney(2006). About the University of Sydney International Biennium 2006-2008. retrieved on December 7, 2006, from http://www.usyd.edu.au/bienium/mission/index.shtml.

University of Tokyo(2006). Introducing the President’s Council of the University of Tokyo and its mission. Retrieved from December 7, 2006, from http://www.u-tokto.ac.jp/gen03/pdf/UTPCMS-P1.psf.

Ward, D. (2005, October 19). Universities as global institutions. Speech at the University of Manchester.

“World University Rankings” (2006, October 6). Times Higher Education Supplement. Retrieved on November 15, 2006, from http://www. Thes.co.uk/worldrankings.