Lời nói đầu

Tôi rất tiếc phải nhắc lại chuyện này. Chuyện xảy ra đã lâu, và vì thế khi làm lại trang web này tôi đã không đưa bài này lên. Rất tiếc gần đây do những phát biểu của tôi về vấn đề không vì lợi nhuận, có kẻ muốn dùng chuyện này để bôi nhọ tôi. Đánh giá sự việc là quyền của mỗi người, nhưng vì chuyện đã lâu, có những người không biết rõ, nên tôi buộc lòng đưa lên bài cũ để mọi người có đầy đủ thông tin. Đây là bài viết từ năm 2011.

Thưa chị Phương Anh và quý bạn đọc

Gần đây chị Phương Anh có một bài báo viết về vụ đạo văn ở Lybia, liên quan tới một trường ĐH nổi tiếng ở UK. Cuối bài, chị liên hệ tới một vụ “scandal” đạo văn ở Việt Nam. Mặc dù nó khá ngắn và đặt trong ngoặc đơn, rất dễ thấy đấy là điểm chính của bài viết nếu không nói là mục tiêu chủ yếu. Người được chị nhắc tới trong vụ đạo văn này, nếu tôi không nhầm, chính là tôi.

Chuyện này bắt nguồn từ một bài dịch về tự do học thuật mà tôi lấy trong máy tính của mình dùng cho một bản tin mà tôi chịu trách nhiệm thực hiện. Trước khi xảy ra chuyện ấy, tôi đã dịch hàng trăm bài về nhiều chủ đề trong GD ĐH, trong số đó có nhiều bài tôi dịch cho chính mình nhằm hiểu rõ vấn đề, chứ không phải để đăng bởi vì đăng cái gì và ở đâu còn tùy thuộc vào nhiều thứ.

Thật không may là bài dịch ấy vốn là của chị mà chị đã gửi cho tôi từ lúc chúng ta còn là bạn, và không ghi tên người dịch. Tôi đã lưu bài ấy theo chủ đề, lẫn trong hàng trăm bài dịch khác của tôi. Khi đem ra sử dụng, tôi cứ nghĩ đó là một trong những bài tôi đã dịch mà chưa công bố ở đâu, cho nên đã ký tên tôi là người dịch.

Khi chị nêu ra sự việc tôi đã kiểm tra lại và phát hiện ngay sai lầm của mình. Tôi đã lập tức viết thư xin lỗi công khai trên trang web của tôi và gửi đến tất cả những người đã nhận bản tin.

Nhưng bài báo về vụ đạo văn ở Lybia của chị buộc tôi lên tiếng một lần nữa. Chị Phương Anh và tôi vốn là đồng nghiệp từng viết chung bài báo đăng trên Tập san KH&CN 4/2009. Không hiểu sao sau này mối quan hệ giữa hai bên dần trở nên xấu đi. Khi vụ “đạo văn” được phát hiện, chị Phương Anh không ngừng viết nhiều bài trên blog của chị ấy để kết tội tôi, và kết quả là tôi đã phải rời khòi một vị trí mà tôi có thể đóng góp hết khả năng của mình ở một trường ĐH. Nhiều kế hoạch đóng góp của tôi đã bị dang dở.

Bài chị viết trên đây cho thấy chị không ngừng “quan tâm” đến tôi, nhân danh chống đạo văn để tiếp tục xúc phạm tôi, một việc mà người lương thiện không bao giờ làm. Bất cứ ai trong nghề viết lách đều biết, đây chẳng phải là bài nghiên cứu gì mà chỉ là một bản dịch ba trang giấy từ tiếng Anh sang tiếng Việt. Bất cứ ai đã đọc hàng trăm bài dịch trước đó của tôi thì đều hiểu rằng chẳng có lý do gì tôi lại đi ăn cắp một bản dịch của một người “rất quen” và gửi đi khắp nơi như thế. Sự thật đơn giản có vậy, nhưng chị Phương Anh không ngừng dùng việc này để bôi nhọ tôi công khai.

Tôi đã có nhầm lẫn và đã nhận trách nhiệm, cũng như trả giá cho sự nhầm lẫn tai hại của mình. Những ai quan tâm đến công việc tôi làm, những bài viết và bài dịch, chắc chắn hiểu rõ điều này. Chính chị Phương Anh cũng thừa nhận rằng vẫn có nhiều người lên tiếng để bảo vệ tôi. Họ bảo vệ tôi là vì họ có nhìn nhận khách quan về sự việc.

Mặc dù không phải là người dịch chuyên nghiệp, tôi cố gắng làm việc này để cập nhật thông tin mới nhất về GD ĐH cho đồng nghiệp người Việt, vì điều này sẽ giúp nâng cao nhận thức của các nhà làm chính sách, các nhà quản lý và giảng viên, qua đó thúc đẩy cải cách giáo dục. Tôi tin rằng chị Phương Anh cũng đang theo đuổi một mục tiêu cao đẹp tương tự. Trong lúc những người làm công việc này còn ít, mỗi đóng góp nhỏ của mỗi người đều hết sức quý giá. Tôi trân trọng những gì chị Phương Anh đã làm để đóng góp cho việc chung. Thay vì dẫm đạp lên nhau như những con thú hoang, chúng ta nên là thành viên của một cộng đồng biết chia sẻ và làm việc cùng nhau.

Trong câu chuyện “đạo văn” này, chị Phương Anh đã đi quá giới hạn. Chúng ta còn nhiều việc phải làm cho giáo dục. Cộng đồng học thuật sẽ công nhận và trân trọng đóng góp của từng người. Sự thành công của người này không nhất thiết phải loại trừ thành công của người khác, hoặc xây lên trên sự thất bại của họ. Chúng ta không cao hơn bằng cách cố ý hạ thấp người khác, dù họ là ai. Chúng ta cần tập trung cho những việc thực sự cần làm, và sự hợp tác sẽ chỉ làm mỗi người mạnh mẽ thêm mà thôi.

Dear Dr. Phuong Anh and the readers of this website

There is recently an article about a plagiarism scandal in Libya written by Dr Phuong Anh, which is related to reputation of a well-known university in UK. At the end of the article, the readers are led to another “plagiarism scandal” in Vietnam. Although this was in bracket and quite short, it is easily seen this was a main point of the article let alone the only purpose. The person that Phuong Anh mentioned as who accused plagiarist that is me; if I do not misunderstand. It related to the translation of an article that I picked from my computer and used for a newsletter that I am in charge. Unfortunately, the translator of this piece is Dr. Phuong Anh. She sent me without her name as translator, and I have kept it among hundreds of translations of mine. When using it, I though that was one among several translation I did but have not published for reasons. I wrote a letter to apologize for this mistake in my web. But the article about plagiarism in Libya mentioned above forces me to speak again.

Phuong Anh and I used to have a good collegial, to be seen in a co-author article published in Journal of Science and Technology 4/2009. I don’t know for what reason this relationship was getting worse. Since the “plagiarism” was found, Dr Phuong Anh has constantly wrote several articles in her blogs to sully me, that led to the consequence that I have to leave a position in which I can contribute the best for a university. Some of my plan had to be terminated.

The article mentioned above shows that she kept constantly paying attention to myself, using the name of “anti-plagiarism” to continue insulting me. It is to say, she does such a thing that an honest person will never do. Anyone who works in academic fields can recognize the nature of this story. First, this is not a research work but a translation from English into Vietnamese only. Second, I am the one who used to translate thousand pages like that. There is no reason to steal a translation of others for using as mine. That is simple. But Dr Phuong Anh uses this story to insult me in public.

I had a mistake and already taken responsibilities as well as serious consequence for that. People who are interested in my work – writing and translation – will surely understand this. Dr Phuong Anh by herself acknowledged that many colleagues raised their voice to defend for me.

Although I am not a professional translator, I try to do this work for updating high-end, latest research work in higher education studies for Vietnamese colleagues. That will help Vietnamese policy makers, administrators, researchers and students to promoting reforms. I believe that Dr. Phuong Anh is also pursuing the same noble goals. While there are few people in this field, the contribution of each people is truly valuable. I deeply appreciate what Phuong Anh does in this field. Instead of trampling on others as wild animals, we should be members of a community who are able to share and collaborate with each other.

In the story of “plagiarism” of mine, Dr Phuong Anh has passed the limit.

I think we should stop the story, as what need to say, that we had enough. We have too many things to do for education. The academic community surely will recognize and appreciate contributions of each individual for this cause. The success of one does not exclude the success of others. We need to focus on what we could do, and the collaboration will increase our strengths.