OECD VÀ KỲ THI PISA ĐANG GÂY TỔN HẠI CHO NỀN GIÁO DỤC TRÊN THẾ GIỚI NHƯ THẾ NÀO?

Người dịch: Phạm Thị Ly (2016)

Nguồn: https://www.theguardian.com/education/2014/may/06/oecd-pisa-tests-damaging-education-academics

Trong lá thư dưới đây gửi đến TS. Andreas Schleicher, Giám đốc Chương trình Đánh giá Học sinh Quốc tế (Programme for International Student Assessment, gọi tắt là PISA) của Tổ chức Phát triển Kinh tế Thế giới (OECD), các nhà khoa học trên khắp thế giới đã bày tỏ mối quan ngại sâu sắc về tác động của kỳ thi PISA và kêu gọi ngừng lại việc tổ chức vòng kế tiếp.

Ngày 6 Tháng 5 năm 2014

Thưa Tiến sĩ Schleicher,

Chúng tôi viết thư này cho ông vì ông là Giám đốc Chương trình PISA của OECD. Giờ đây, ở năm thứ 13 kể từ lần tổ chức đầu tiên, PISA được biết đến rộng rãi trên thế giới như một công cụ để xếp hạng các nước trong và ngoài OECD (trên 60 nước, tính theo lần thực hiện sau cùng) dựa trên việc đo lường thành quả học tập của học sinh 15 tuổi trong các môn toán, khoa học, và đọc hiểu. Được tổ chức ba năm một lần, kết quả PISA đã được chờ đợi với nhiều lo lắng của chính phủ, bộ trưởng giáo dục các nước, cũng như tổng biên tập các báo, và được trích dẫn như một nguồn có thẩm quyền trong vô số báo cáo chính sách. Những kết quả đó đã bắt đầu có ảnh hưởng sâu sắc đến thực tiễn giáo dục ở nhiều nước. Kết quả là các nước đang xem xét lại hệ thống giáo dục của họ nhằm cải thiện thứ hạng. Việc không có tiến bộ gì trong kết quả PISA đã dẫn tới khủng hoảng và cú sốc PISA ở nhiều nước, đi cùng với nó là những lời kêu gọi từ chức và tiến hành cải cách sâu rộng theo những quy tắc của PISA.

Chúng tôi thành thật quan ngại về những hậu quả tiêu cực mà bảng xếp hạng PISA gây ra. Đây là một số lý do cho những quan ngại ấy:

  • Tuy bài kiểm tra chuẩn hóa đã được dùng ở nhiều nước qua nhiều thập kỷ (mặc dù còn nhiều ý kiến khác nhau về tính khả tín và hiệu lực của nó), PISA đã góp phần thúc đẩy những loại kiểm tra như vậy, và khiến người ta ngày càng dựa vào những thước đo định lượng nhiều hơn. Ví dụ, ở Mỹ, Pisa đã được dẫn chứng như một lý do chính cho chương trình “Chạy đua tới đỉnh cao” gần đây, một chương trình dùng nhiều bài kiểm tra chuẩn hóa để đánh giá học sinh, giáo viên, nhà quản lý, nhằm xếp hạng và dán nhãn học sinh, thầy giáo, và các hiệu trưởng dựa theo kết quả của những kỳ thi đã được biết tới như là một thứ không hề hoàn hảo (ví dụ, việc sụt hạng không có lý do gì để giải thích của Phần Lan trong bảng kết quả PISA).
  • Trong chính sách giáo dục, PISA, với chu kỳ 3 năm tổ chức đánh giá một lần, đã gây ra sự thay đổi trọng tâm chú ý vào những cách thức điều chỉnh ngắn hạn nhằm giúp các nước nhanh chóng leo lên trên bảng xếp hạng, mặc dù nghiên cứu đã cho thấy rằng những thay đổi bền vững trong giáo dục phải mất nhiều thập kỷ mới dẫn đến kết quả, chứ không phải một vài năm. Ví dụ, chúng ta biết rằng địa vị của người thầy và uy tín của nghề dạy học có ảnh hưởng mạnh mẽ tới chất lượng giảng dạy, nhưng địa vị đó khác nhau rất lớn trong những nền văn hóa khác nhau và không dễ chịu ảnh hưởng của những chính sách ngắn hạn.
  • Bằng cách nhấn mạnh một dải hẹp những yếu tố có thể đo lường được của giáo dục, PISA đã lôi kéo sự chú ý của các nhà giáo dục ra khỏi những mục tiêu khó đo lường hơn, hay bất khả đo lường bởi nó quá lớn, quá mạnh mẽ hay quá cực đoan, chẳng hạn mục tiêu phát triển thể chất, đạo đức, ý thức công dân hay năng lực mỹ thuật; vì thế, nó thu hẹp một cách nguy hiểm hình dung tập thể của chúng ta về việc giáo dục là gì và phải như thế nào.
  • Với tư cách là một tổ chức phát triển kinh tế, OECD về bản chất thiên về vai trò kinh tế của các trường công. Nhưng chuẩn bị cho thanh thiếu niên để họ tìm được việc làm kiếm sống không phải là mục đích duy nhất, thậm chí cũng không phải là mục đích chính của giáo dục công. Mục đích chính của giáo dục phải là chuẩn bị cho học sinh tham gia vào đời sống dân chủ của xã hội, hành động phù hợp với các nguyên tắc đạo đức, và phát triển đời sống cá nhân lành mạnh.
  • Không như những tổ chức Liên hiệp quốc (UN) kiểu như UNESCO hay UNICEF có một thẩm quyền chính đáng về việc cải thiện giáo dục và đời sống trẻ em trên thế giới, OECD không có một cam kết như vậy. Cũng không có một cơ chế nào về sự tham gia một cách dân chủ vào quá trình xây dựng chính sách giáo dục của mình.
  • Để thực hiện kỳ thi PISA và tổ chức các dịch vụ đi cùng, OECD đã vận dụng ý tưởng “đối tác công tư” và tham gia vào các liên minh với những công ty vì lợi nhuận đa quốc gia, là những tổ chức thu lợi về tài chính từ bất kỳ sự thiếu hụt hay thua sút nào – có thực hay trong nhận thức – khai thác từ kết quả của PISA. Một số công ty như thế đang cung cấp dịch vụ giáo dục cho các trường tiểu học ở Mỹ trên diện rộng và trên cơ sở tìm kiếm lợi nhuận cùng với việc theo đuổi những kế hoạch phát triển các trường tiểu học vì lợi nhuận ở Africa, nơi giờ đây OECD đang chuẩn bị áp dụng chương trình PISA.
  • Cuối cùng, và là điều quan trọng nhất: chế độ PISA mới, với việc khảo thí toàn cầu tiếp diễn theo chu kỳ, đã gây ra tổn hại cho trẻ em và làm nghèo đi các lớp học của chúng ta, bởi nó không thể tránh khỏi phải liên quan nhiều hơn và lâu dài hơn tới cuộc đấu thi trắc nghiệm, tới những bài học được các nhà “cung cấp giải pháp nâng điểm PISA” đưa ra, và ít tự chủ hơn cho người thầy. Bằng cách đó, PISA đã làm áp lực ở các trường vốn đã cao lại càng cao thêm, và đó là điều nguy hiểm cho cả trò lẫn thầy.

Những bước đi này rõ ràng là mâu thuẫn với các nguyên tắc được chấp nhận rộng rãi về thực tiễn dân chủ và về một nền giáo dục tốt:

  • Không nên có bất cứ cuộc cải cách nào chỉ dựa trên cơ sở những thước đo quá hẹp về chất lượng giáo dục.
  • Không nên có một cuộc cải cách nào, hay hệ quả nào dựa trên việc coi nhẹ tầm quan trọng của những nhân tố bên ngoài giáo dục, trong đó sự bất bình đẳng về kinh tế xã hội của một nước có vai trò rất lớn. Ở nhiều nước, trong đó có nước Mỹ, tình trạng bất bình đẳng đã gia tăng rất nhanh trong 15 năm qua, hiện tượng này giải thích cho khoảng cách giáo dục ngày càng giãn rộng giữa người giàu và người nghèo, là điều mà các cuộc cải cách giáo dục hầu như vô phương giải quyết dù cho nó có tinh tế tới đâu.
  • Một tổ chức như OECD, cũng như bất cứ tổ chức nào có ảnh hưởng sâu sắc tới đời sống của cộng đồng, nên cởi mở với việc giải trình trách nhiệm một cách dân chủ trước cộng đồng ấy.

Chúng tôi viết lá thư này không chỉ để nêu ra những khiếm khuyết hay những vấn đề tiêu cực. Chúng tôi còn mong muốn đưa ra những ý tưởng và khuyến nghị xây dựng có thể giúp giải quyết những mối quan ngại nêu trên. Tuy chưa hoàn thiện, những giải pháp này minh họa cho ý tưởng việc học tập có thể được cải thiện như thế nào mà không phải chịu những ảnh hưởng tiêu cực như đã nói trên.

1. Xây dựng những bảng xếp hạng trường tốt dựa trên những tiêu chí khác: Hãy tìm kiếm những cách có ý nghĩa hơn và trình bày thông tin dưới hình thức khơi gợi sự chú ý tới lợi ích công trong việc phản ánh kết quả học tập, dù rằng những cách đó có thể ít chính xác hơn về mặt định lượng. Ví dụ, so sánh các nước đang phát triển, nơi trẻ 15 tuổi đã là lao động chính trong nhà với các nước phát triển giàu có một việc vô nghĩa cả về mặt chính trị lẫn giáo dục, và đặt ra vấn đề trách nhiệm của OECD với chủ nghĩa thực dân trong giáo dục.

2. Tạo ra không gian cho sự tham gia của nhiều tổ chức, cá nhân, và giới học giả: đến nay, nhóm có ảnh hưởng lớn nhất trong việc đánh giá kết quả học tập trên phạm vi quốc tế dựa trên những gì và bằng cách nào, là các nhà tâm trắc học, các nhà thống kê và giới kinh tế. Họ chắc chắn xứng đáng có chỗ trên bàn thảo luận, nhưng những nhóm khác cũng rất cần có tiếng nói: cha mẹ học sinh, các nhà giáo dục, các nhà quản lý, những nhà hoạt động xã hội, học sinh, và các học giả trong các lĩnh vực dân tộc học, xã hội học, lịch sử, triết học, ngôn ngữ, nghệ thuật và khoa học nhân văn. Chúng ta nên đánh giá học sinh 15 tuổi của mình dựa trên những yếu tố gì và bằng cách nào, nên là chủ đề thảo luận của tất cả những nhóm trên đây ở mọi cấp: ở địa phương, cấp độ quốc gia, và cấp độ quốc tế.

3. Cần có các tổ chức quốc gia và quốc tế trong việc thiết lập tiêu chuẩn và phương pháp đánh giá, những người mà sứ mạng của họ vượt ra xa hơn yếu tố kinh tế của giáo dục công, liên quan tới việc phát triển con người, y tế, sự bình yên và hạnh phúc của học sinh cũng như thầy giáo. Những tổ chức này dĩ nhiên nên bao gồm cả các thiết chế của Liên Hiệp Quốc như đã nêu ở phần trên, cũng như các hiệp hội giáo viên, phụ huynh, và các nhà quản lý, v.v.

4. Công bố chi phí trực tiếp và gián tiếp của việc tổ chức kỳ thi PISA đề những người dân đóng thuế ở các nước có tham gia PISA có thể đánh giá việc sử dụng hàng triệu đô la cho kỳ thi này có mang lại kết quả tương xứng hay không, hoặc có cách nào tốt hơn cho việc sử dụng nguồn lực ấy, và có thể quyết định liệu họ có muốn tham gia nó hay là không.

5. Hoan nghênh việc giám sát của những nhóm chuyên gia độc lập quốc tế, những người có thể quan sát việc tổ chức thực hiện kỳ thi PISA từ ý tưởng cho đến việc thực thi, để những câu hỏi về thiết kế bài thi và quy trình tính điểm, thống kê có thể được trả lời một cách công bằng, tránh những buộc tội về tính chất định kiến hay so sánh không công bằng.

6. Cung cấp thông tin đầy đủ về vai trò của các công tư ty nhân và vì lợi nhuận trong việc chuẩn bị, thực thi, và theo sát kỳ thi PISA ba năm một lần để tránh sự xuất hiện khả năng xung đột lợi ích.

7. Làm chậm lại sức tàn phá của kỳ thi. Để có thời gian dành cho việc thảo luận những vấn đề nêu trên, cả ở cấp độ địa phương lẫn quốc gia và quốc tế; xem xét việc bỏ qua kỳ thi PISA kế tiếp. Điều này sẽ mang lại thời gian để cùng nhau học hỏi và xem xét lại vấn đề một cách cẩn trọng, nhờ đó có thể đưa ra những khuyến nghị sáng suốt cho những mô hình đánh giá được cải thiện và mới mẻ hơn.

Chúng tôi cho rằng các chuyên gia về PISA của OECD có động cơ thành thật mong cải thiện chất lượng giáo dục. Nhưng chúng tôi không sao hiểu được làm thế nào mà tổ chức của quý vị đã trở thành một nhân tố tạo ra quyền lực tối thượng trong vấn đề đánh giá kết quả học tập của học sinh phổ thông trên toàn cầu, và gây ảnh hưởng lớn đối với cách xử sự của xã hội, bằng cách tạo ra một tiếng nói quyết định về mục đích và phương tiện của giáo dục trên toàn thế giới. Trọng tâm quá hẹp của OECD về kiểm tra chuẩn hóa đã đe dọa biến việc học thành công việc lao dịch khổ sai và giết chết niềm vui học tập của trẻ nhỏ. Bởi vì PISA đã dẫn dắt chính phủ nhiều nước tới chỗ cạnh tranh quốc tế để có điểm thi cao hơn, OECD đã được coi là một thứ quyền lực định hình chính sách giáo dục trên toàn thế giới, mà không hề có một cuộc thảo luận nghiêm túc nào về sự cần thiết hay những giới hạn trong các mục tiêu của OECD. Chúng tôi hết sức quan ngại về việc sử dụng chỉ duy một thứ que thử giản đơn, đầy định kiến, quá hẹp, để đo lường sự đa dạng lớn lao của các nền văn hóa và truyền thống giáo dục, cuối cùng, sẽ tạo ra những tổn thất không thể nào sửa chữa được cho học sinh và cho các trường của chúng ta.

Kính thư

Andrews, Paul Professor of Mathematics Education, Stockholm University

Atkinson, Lori New York State Allies for Public Education

Ball, Stephen J Karl Mannheim Professor of Sociology of Education, Institute of Education, University of London

Barber, Melissa Parents Against High Stakes Testing

Beckett, Lori Winifred Mercier Professor of Teacher Education, Leeds Metropolitan University

Berardi, Jillaine Linden Avenue Middle School, Assistant Principal

Berliner, David Regents Professor of Education at Arizona State University

Bloom, Elizabeth EdD Associate Professor of Education, Hartwick College

Boudet, Danielle Oneonta Area for Public Education

Boland, Neil Senior lecturer, AUT University, Auckland, New Zealand

Burris, Carol Principal and former Teacher of the Year

Cauthen, Nancy PhD Change the Stakes, NYS Allies for Public Education

Cerrone, Chris Testing Hurts Kids; NYS Allies for Public Education

Ciaran, Sugrue Professor, Head of School, School of Education, University College Dublin

Deutermann, Jeanette Founder Long Island Opt Out, Co-founder NYS Allies for Public Education

Devine, Nesta Associate Professor, Auckland University of Technology, New Zealand

Dodge, Arnie Chair, Department of Educational Leadership, Long Island University

Dodge, Judith Author, Educational Consultant

Farley, Tim Principal, Ichabod Crane School; New York State Allies for Public Education

Fellicello, Stacia Principal, Chambers Elementary School

Fleming, Mary Lecturer, School of Education, National University of Ireland, Galway

Fransson, Göran Associate Professor of Education, University of Gävle, Sweden

Giroux, Henry Professor of English and Cultural Studies, McMaster University

Glass, Gene Senior Researcher, National Education Policy Center, Santa Fe, New Mexico

Glynn, Kevin Educator, co-founder of Lace to the Top

Goldstein, Harvey Professor of Social Statistics, University of Bristol

Gorlewski, David Director, Educational Leadership Doctoral Program, D’Youville College

Gorlewski, Julie PhD, Assistant Professor, State University of New York at New Paltz

Gowie, Cheryl Professor of Education, Siena College

Greene, Kiersten Assistant Professor of Literacy, State University of New York at New Paltz

Haimson, Leonie Parent Advocate and Director of “Class Size Matters”

Heinz, Manuela Director of Teaching Practice, School of Education, National University of Ireland Galway

Hughes, Michelle Principal, High Meadows Independent School

Jury, Mark Chair, Education Department, Siena College

Kahn, Hudson Valley Against Common Core

Kayden, Michelle Linden Avenue Middle School Red Hook, New York

Kempf, Arlo Program Coordinator of School and Society, OISE, University of Toronto

Kilfoyle, Marla NBCT, General Manager of BATs

Labaree, David Professor of Education, Stanford University

Leonardatos, Harry Principal, high school, Clarkstown, New York

MacBeath, John Professor Emeritus, Director of Leadership for Learning, University of Cambridge

McLaren, Peter Distinguished Professor, Chapman University

McNair, Jessica Co-founder Opt-Out CNY, parent member NYS Allies for Public Education

Meyer, Heinz-Dieter Associate Professor, Education Governance & Policy, State University of New York (Albany)

Meyer, Tom Associate Professor of Secondary Education, State University of New York at New Paltz

Millham, Rosemary PhD Science Coordinator, Master Teacher Campus Director, SUNY New Paltz

Millham, Rosemary Science Coordinator/Assistant Professor, Master Teacher Campus Director, State University of New York, New Paltz

Oliveira Andreotti Vanessa Canada Research Chair in Race, Inequality, and Global Change, University of British Columbia

Sperry, Carol Emerita, Millersville University, Pennsylvania

Mitchell, Ken Lower Hudson Valley Superintendents Council

Mucher, Stephen Director, Bard Master of Arts in Teaching Program, Los Angeles

Tuck, Eve Assistant Professor, Coordinator of Native American Studies, State University of New York at New Paltz

Naison, Mark Professor of African American Studies and History, Fordham University; Co-Founder, Badass Teachers Association

Nielsen, Kris Author, Children of the Core

Noddings, Nel Professor (emerita) Philosophy of Education, Stanford University

Noguera, Pedro Peter L. Agnew Professor of Education, New York University

Nunez, Isabel Associate Professor, Concordia University, Chicago

Pallas, Aaron Arthur I Gates Professor of Sociology and Education, Columbia University

Peters, Michael Professor, University of Waikato, Honorary Fellow, Royal Society New Zealand

Pugh, Nigel Principal, Richard R Green High School of Teaching, New York City

Ravitch, Diane Research Professor, New York University

Rivera-Wilson Jerusalem Senior Faculty Associate and Director of Clinical Training and Field Experiences, University at Albany

Roberts, Peter Professor, School of Educational Studies and Leadership, University of Canterbury, New Zealand

Rougle, Eija Instructor, State University of New York, Albany

Rudley, Lisa Director: Education Policy-Autism Action Network

Saltzman, Janet Science Chair, Physics Teacher, Red Hook High School

Schniedewind, Nancy Professor of Education, State University of New York, New Paltz

Silverberg, Ruth Associate Professor, College of Staten Island, City University of New York

Sperry, Carol Professor of Education, Emerita, Millersville University

St. John, Edward Algo D. Henderson Collegiate Professor, University of Michigan

Suzuki, Daiyu Teachers College at Columbia University

Swaffield, Sue Senior Lecturer, Educational Leadership and School Improvement, University of Cambridge

Tanis, Bianca Parent Member: ReThinking Testing

Thomas, Paul Associate Professor of Education, Furman University

Thrupp, Martin Professor of Education, University of Waikato, New Zealand

Tobin, KT Founding member, ReThinking Testing

Tomlinson, Sally Emeritus Professor, Goldsmiths College, University of London; Senior Research Fellow, Department of Education, Oxford University

Tuck, Eve Coordinator of Native American Studies, State University of New York at New Paltz

VanSlyke-Briggs Kjersti Associate Professor, State University of New York, Oneonta

Wilson, Elaine Faculty of Education, University of Cambridge

Wrigley, Terry Honorary senior research fellow, University of Ballarat, Australia

Zahedi, Katie Principal, Linden Ave Middle School, Red Hook, New York

Zhao, Yong Professor of Education, Presidential Chair, University of Oregon